Archive for tháng 1 2015

Comments Off

Khảo luận về buồm mành


.





Buồm mành trên mảng Sầm Sơn trong chuyến viễn du vượt Thái Bình Dương năm 1993.Theo dân gian Bắc Bộ,như anh Phạm Văn Tuyến cho biết, buồm này được gọi là buồm cánh kèo,trong khi Lương Viết Lợi Sầm Sơn lại cho biết ,vùng anh gọi buồm này là "buồm ba vách" theo kiểu Tàu ? .Được thiết kế bởi Colin Mudie-Tim Severin ,buồm đã được các nhà thiết kế làm sẵn mô hình thu nhỏ ,kể cả mảng với hàng trăm cây luồng và buồm cũng như dây,thanh lèo,xiếm ...Điều đó chứng tỏ các nhà đóng tàu phương Tây đã nghiên cứu khá kỹ hệ thống buồm mành .Hỏi anh Phạm Văn Tuyến,người cùng cha của anh là ông  Phạm Văn Đính và toàn gia đình cùng tập trung vào việc khâu hai bộ buồm năm đó,anh cho biết ,tất cả làm theo thiết kế như mô hình ông Tim đưa ra và các bản vẽ của Nick Burningham ,không chỉnh sửa gì lớn .Bức ảnh này do CNN chụp từ máy bay trực thăng  ,khi Lợi đứng dưới chân cột và Max Reynold -một sói biển Anh-đang leo cột để chính buồm .Qua trường hợp này,những nhà kỹ thuật Việt chúng ta  có thể học hỏi được nhiều điều về thái độ làm việc nghiêm túc với công nghệ dân gian của các nhà hàng hải phương Tây

.Được Colin Mudie suy ngẫm kỹ,Tim làm mô hình và trao đổi với bà con cách làm cái mảng với những cánh buồm  này.Theo như chúng ta thường nói ,đó là Tim đang đi "ba cùng " với bà con ! Còn gì đẹp hơn là tấm hình Tim đã bốn lần vượt đại dương,đang ngồi cùng bà con Sầm Sơn bàn luận về mảng và buồm bên nồi nước chè tươi ! 20 năm sau,đi tìm những người làm mảng này thật là khó nhọc !Đọc một bài viết về Mảng Sầm Sơn trên tạp chí CS do một ông quan tư tưởng    Thanh Hóa viết,tôi mừng quá ,xin mãi mới được số điện thoại.Hỏi,ông cho biết,viết theo tài liệu.Hỏi nữa về anh Văn Đình Lợi (!?) ,như ông viết trong bài báo ,ở đâu ,ông trả lời không biết ,hình như ở phường Trung Sơn.Tất nhiên là từ suốt năm 2005 ,khi tôi lục tìm ở Quảng Xương và Trung Sơn để tìm Lợi theo lời hứa với John Doney ,tất cả đều vô vọng ! Có lẽ ám ảnh về tên cái phường này mà mình giới thiệu sai địa chỉ Lương Viết Lợi,cả trong bài giới thiệu trên bản dịch du ký của Tim.Tìm ra Lợi ,có lẽ nhờ cái phúc ,sau khi cùng vợ là nhà báo Tô Minh Nguyệt,thăm lại đội nữ dân quân Hậu Lộc  vào mùa hè 2013.Những người đàn bà được ca ngợi bắn máy bay Mỹ năm xưa ,mừng rỡ khi có người tới thăm mình,với tư cách độc lập,thắm tình nhân văn ,không kèn trống ầm ĩ !!Những ý kiến đề nghị sửa đổi của bà con đều được Tim và Nick Burningham nghe ngóng,ghi chép và fax về cho Colin Mudie biết .Họ làm chính vì bản thân họ và cũng vì di sản văn hóa của loài người trong đó có Việt Nam .Còn với tinh thần "nhược tiểu" có khi ta rống lên quá đáng ,khi tự ti ,khi tự tôn !


Dựa trên cuốn phim ghi lại hành trình của Tim Severin mà tôi cung cấp cho VTV 4,Đài Truyền hình đã làm cuốn phim ở phía trên !

Như ta đã biết ,buồm lug (lugsail) là một bộ phận trong hệ thống buồm dọc .Trong các văn bản tiếng Việt ,có lần tôi đọc được thuật ngữ "buồm tai trâu" .Có lẽ khi dịch các bài phân tích dân tộc học của người Pháp chúng ta gặp chữ voile aurique -chỉ là buồm hình cái tai do người châu Âu hình dung cái buồm tứ giác này giống cái tai nên cho là ngư dân VN đã sáng tạo ra buồm và gọi là buồm tai trâu.Không rõ trong thực tế điền dã,đã có ai ghi được cách gọi tên này từ thời các cụ ? Buồm lug có nhiều biến thể khác nhau ,trong đó có buồm mành .Tiếng Anh gọi đó là Junk rig, còn được hiểu là buồm Chinese lugsail hoặc là sampan rig (Nga - джонковый парус/китайский люгерный парус ; Pháp - la voile de jonque ; Ba Lan-żagiel dżonkowy ; Đức -Dschunkensegel;Triều tiên - 정크형 범장 jeongkeuhyeong beomjang ) tôi sẽ dùng thuật ngữ buồm mành cho loại buồm này ,môt loại buồm phổ biến tại Trung Hoa và các nước ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Triều Tiên ,Nhật Bản ,Việt Nam ,để khỏi mất thì giờ vào việc bàn luận ai là người phát minh ra các loại buồm này .Đặc điểm của buồm mành là có những thanh thép buồm (batten) chia buồm ra nhiều mảnh ,để buồm có thể gập lại hay giương ra dễ dàng .Trong phần này ,chúng tôi cũng tập trung vào việc buồm mành được dùng trong thế giới hiện đại ra sao ,tức là nó đã được "Tây " hóa một phần,khi người châu Âu biết tới loại buồm này .Việc dùng trên thuyền dân gian Trung Hoa và các nước có văn hóa Trung Hoa sẽ được bàn bạc tiếp sau .
Các kiểu tàu thuyền hiện đại dùng buồm mành 
Buồm mành truyền thống đã được dùng trên các tàu thuyền hiện đại như sau :
Các kiểu tàu thuyền hiện đại dùng buồm mành

Các bộ phận buồm mành : yard -xà buồm;battens -thép buồm ;
batten parrel -vòng đỡ thép buồm ;tack parrel -vòng góc lèo;
boom-thanh lèo;tack line-dây góc lèo ;sheet-dây lèo ;sailcloth
panels-các giải vải buồm.
  • catboat ,có đặc điểm là chi có một cột một buồm ,dẽ sử dụng mà ta thường thấy trên các thuyền buồm nhỏ ,trên các thuyền tam bản
  • ketch có hai cột buồm với cột chính (main mast) phía trước và cột sau (mizzen mast ) nhỏ phía sau 
  • yawl cũng có hai cột như ketch .buồm lớn phía trước ,nhưng khác với ketch là cột buồm sau nhỏ hơn và buồm sau gắn chặt không thuộc loại buồm để đẩy thuyền (? driving sail),và trụ lái giống như các thuyền truyền thống .Buồm sau nhằm hỗ trợ cho việc lái thuyền và nhằm cân bằng cần lái 
  •  schooner dùng hai hay ba cột buồm ,cột nhất phái mũi còn cột chính phía đuôi tàu .Treo buồm kiểu schooner thích hợp cho các tàu lớn vì nó chia buồm ra thành nhiều buồm nhỏ nên dễ điều khiển .Có một số đề nghị cải tiến như Colvin Gazelle đề xuất .Đó là thêm buồm jib vào xà mũi thuyền ,còn buồm mũi và buồm chính theo kiểu buồm mành.Kiểu treo buồm này được gọi là treo buồm kiểu Colvin (Colvin rig) mà những cải tiến này nhằm tăng khả năng của con thuyền khi chạy ngược gió .
  • tàu buồm ,ít nhất ba cột buồm với buồm chính ở giữa tàu 

    Các bộ phận của một tấm buồm mành
      Buồm gồm xà và các thép buồm làm bằng gỗ ,còn buồm bằng vải bạt (canvas /tatpaulin) nhẹ ,đôi khi dùng Dacron hay vải nhựa PVC.Chão buồm thường dùng loại 3 tao . Buồm mành gồm các bộ phận sau đây :
  • xà buồm (yard) -đi dọc theo mép trên của buồm (head) ,chạy từ góc trước (throat) tới góc sau (peak).So với các thép buồm (batten),xà buồm to khỏe hơn vì chịu sức nặng của cả tấm buồm khi ta dùng dây kéo buồm (halyard) kéo cả buồm lên .
  • thép buồm /thanh lát (batten) -là những thanh chạy từ mép trước (luff) tới mép sau (leech) của buồm 
  • thanh lèo (boom) -một thanh chạy suốt mép dưới của buồm (foot) từ góc trước (tack) tới góc sau (clew) và được điều khiển bằng dây lèo (sheet).Tất nhiên ,thanh lèo chỉ chịu trách nhiệm một phần trong việc điều chỉnh buồm vì với buồm mành,dây lèo được nối với cả các thép buồm .
  • vòng thanh lát (batten parrel) nhằm giữ buồm với cột 
  • vòng lèo (tack parrel) và dây góc lèo (tack line) 
Các bộ phận của một cánh buồm mành 
    Tên bốn cạnh của buồm mành cũng giống như tên bốn cạnh của buồm gaff .Qua trao đổi với anh Phạm Văn Tuyến ,con trai ông Phạm Văn Đính về tên các cạnh và các góc buồm ,được biết ,tên đó cũng chưa được xác định rõ ràng.Mong rằng qua trang này,các bạn cùng xác định các thuật ngữ và dùng cho thống nhất ,vì các buồm gaff cũng dùng trên tàu huấn luyện của hải quân NDVN.Chúng ta cần thuộc lòng,và hiểu các tên gọi bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt
    Bốn góc của buồm là :peak ở góc đỉnh trên cùng;throat là góc sát cột buồm;tack là góc ở chân cột buồm và thanh lèo ,góc này được buộc lại không di chuyển và clew là góc cuối thanh lèo ,được buộc vào với dây lèo
    Bốn cạnh của buồm là : mép trên (head) ở trên cùng ;cạnh trước (luff) là phần đầu tiên đón gió .Vì nó chun lại (luff) khi quá sát với hướng ngược gió (too close to the wind) nên cạnh này mới có tên là luff.Mép dưới ,chân buồm (foot) .Cạnh sau ,tức là cạnh theo (trailing edge -tôi dùng chữ theo,giống như mép theo của chân vịt ) tên tiếng Anh là leech.Trên mép này người ta thường gắn giải vải chỉ hướng gió (telltale)
    Dây động của buồm mành 
    Phải dùng chữ dây động (running rig) hay dây điều khiển buồm để phân biệt với các dây chằng dọc và dây néo ngang .Trên các tàu kiểu mới dùng buồm mành  ,các dây động này được chia thành hai nhóm :nhóm kéo lên và nhóm kéo xuống .Việc chia nhóm này khá quan trọng vì khi tác động vào một nhóm dây này thì nhóm khác lại chống lại tác động đó .Ví dụ khi kéo buồm lên bằng dây nâng buồm halyard thì ta phải nhả các dây kéo xuống phải được tháo ra khỏi các cọc buộc dây,thả nó tự do.

    Những dây kéo lên gồm có :
    • dây nâng buồm halyard có mục đích kéo buồm lên ,được nối vào giữa xà buồm và chạy trong
      Các dây động của buồm 
      một puli (rỏ rẻ) treo trên cột buồm rồi chạy xuống boong.Puli này thường có nhiều bánh xe để đủ sức kéo vật nặng theo tỷ lệ 3:1 hay 4:1
    • dây hãm thanh lèo topping lift   nhằm nâng thanh lèo và buồm khỏi mặt boong khi ta không giương buồm lên .Dây này cũng dùng để hãm buồm lại khi cần thiết phải giảm bớt diện tích buồm hay cho thả rơi tấm buồm vì toàn bộ các thanh và vải buồm sẽ rơi vào dây hãm thanh lèo này 

    Nhóm dây kéo xuống gồm có :

    • dây vòng kéo xà buồm (yard hauling parrel) có tác dụng giữ cho xà buồm sát với cột .Dây này chạy từ xà,vòng quanh cột rồi chạy xuống boong .Dây này khống chế dao động ngang của những thép buồm phía trên cao,dọc theo cột buồm 
    • dây vòng kéo cạnh trước của cánh buồm (luff hauling parrel) có chức năng ngăn chặn không để vải buồm nhăn nhúm lại do các thép ở giữa buồm trườn về phía trước khi buồm đang được điều chỉnh.Dây này chạy từ cạnh trước của buồm tại các chỗ thép buồm giao với cột và buộc theo kiểu như ta buộc dây giầy cho nên khi kéo lên nó sẽ lôi các thép buồm ở giữa về phía sau
    • dây kéo xà xuống (yard downhaul) ,dây phụ thêm nhằm hỗ trợ việc hạ buồm xuống khi nó không rơi bằng trọng lượng bản thân 
    • dây kéo thép buồm xuống (batten downhaul) dây phụ thêm với dây kéo xà , nhằm hỗ trợ việc hạ buồm xuống khi nó không rơi bằng trọng lượng bản thân 
    • và dây buộc góc lèo (tack line) với nhiệm vụ buộc góc lèo của buồm theo chiều thẳng đứng .Dây chạy từ thanh lèo ,xuống thẳng tới boong ,hoặc thông qua một cái puli 
    Dây động để điều chỉnh buồm hay nói ngôn ngữ khí động học là điều chỉnh góc chém (angle of attack) của buồm đối với hướng gió là dây lèo (sheet).Trên các thuyền buồm mành dân gian ,buồm được điều khiển bằng những dây lèo con (tiếng Anh gọi là sheetlines) chạy từ các thép buồm tới các puli ,dây đó lại chạy qua một thanh gỗ dài có nhiều lỗ ,gọi là euphroe (đoạn này tôi không biết ra sao Nhờ vậy ,tất cả các đoạn của cánh buồm đều chịu lực căng đều .Trong cuốn Voiliers ,không thấy Pietri mô tả điều này .Nhiều nhà thiết kế buồm phương Tây như Tom Colvin,Michael Kasten ,Herbert "Blodie"Hasler ...đã đưa cái chi tiết này vào trong các thiết kế buồm mành .  

    Điều khiển buồm mành
    Với những chuyến đi dài ngày,buồm mành là một phương tiện lý tưởng ,nhất là khi đi biển với một số lượng người ít ỏi (short-handed).
    Khi giương buồm lên ,không phải nhằm hướng gió.Nếu thả lỏng dây lèo đủ mức,buồm mành sẽ quay quanh cột theo hướng gió bất kỳ.Khi gần như hoàn toàn ngược gió lá lúc khó giương buồm nhưng ta vẫn có thể dựng buồm mành lên dù mép trước buồm bị chun lại (luff) .Điêu cần chú ý là phải quan sát kỹ các dây ,nhất là dây vòng kéo xà buồm (yard hauling parrel),dây vòng kéo mép buồm (luff hauling parrel) ,các dây kéo xuống (downhaul) nếu tàu có trang bị và các dây lèo .Nếu dùng puli cấp 3:1 hay 4:1 thì kéo nhẹ nhưng đường kéo sẽ rất dài .Trong khi kéo buồm ,cánh buồm với đủ các thép buồm vẫn nằm yên phía cuối gió so với cột buồm .Do đã cố định trước dây kéo góc lèo của buồm (tack line)  ,nên ta cứ việc kéo dây nâng buồm (halyard) cho tới khi dây kéo góc lèo buồm căng lên.Sau khi kéo và buộc dây nâng buồm lại,ta điều chỉnh vị trí hướng dọc của cạnh sau bằng cách kéo dây kéo vòng xà buồm (yard hauling parrel ) cho tới khi dây này sát với cột buồm .Có thể phải cần kéo nhẹ dây kéo vòng cạnh trước (luff hauling parrel) để giãn các thép buồm giữa về phía cạnh sau (leech) của buồm nhằm khắc phục các chỗ nhăn trên mặt buồm .Cuối cùng là ta điều khiển dây lèo,đưa buồm vào gió
    Việc thu bớt cánh buồm (reefing) rất đơn giản. Khi thuyền đi sát ngược hướng gió ,ta thả lỏng dây nâng buồm halyard ra .Buồm hạ xuống một chút do tự trọng của nó,các dây động cũng được lỏng ra.Buồm được hạ xuống cho tới khi cái thép buồm mà ta muốn thu lại ,sát với thanh lèo .Sau đó chỉnh dây vòng xà buồm (yard hauling parrel) và dây vòng cạnh trước buồm (luff hauling parrel) ,rồi kéo dây lèo cho buồm đúng với hướng gió 
    Cuộn buồm (furling) khẩn cấp thực hiện nhanh chống và dễ dàng .Buông dây lèo và dây nâng buồm ,buồm rơi xuống ,được đỡ bằng các dây hãm thanh lèo (topping lift) ,các thép buồm xếp lại .Chỉ có một đống lộn xộn các dây nhợ mà ta phải chỉnh lại trước khi lại kéo buồm lên.Nếu không khẩn cấp,ta nên cho hai thủy thủ cuộn buồm để các dây được nhả có thứ tự hơn .  

    Buồm mành /buồm cánh dơi
    Kéo dây góc lèo





    Comments Off

    Bài báo của Hoàng Minh Tường về mảng Sầm Sơn


    .


    Bài này lên trang của Tạp chí Cộng Sản ngày 21/12/2004 và phía dưới có ghi là lấy từ Tạp chí Di sản !Kèm theo là ảnh chụp trang của bài báo này !!
    Chiếc bè mảng của ngư dân Sầm Sơn
    16:31 | 21/12/2004
    Từ rừng tiến ra đồng bằng và tràn xuống biển là cả một hành trình cam go, đầy gian khó của cư dân Việt cổ xứ Thanh. Họ đã chuyển từ cuộc sống săn bắn, hái lượm tới trồng cấy, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và tiếp đó là gắn với cuộc sống lênh đênh trên biển cả đầy sóng gió. 
    Cũng như sản xuất nông nghiệp, con người và phần lớn mọi ứng xử của họ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên, "Ơn trời mưa nắng phải thì", "Trông trời trông đất trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm"... theo sự thay đổi khôn lường của khí hậu, thời tiết nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều. Trước thiên nhiên hùng vĩ, con người cảm thấy mình thật vô cùng nhỏ bé, với bao bất trắc bất thần đổ xuống, khiến nhiều khi họ bất lực, phó mặc cho số phận đưa đẩy. Tồn tại trên mặt đất đã khó khăn, với nghề sông nuớc chài lưới trên biển cuộc sống của con người lại càng nhiều gian khổ: bão tố, sóng thần, thuỷ quái... luôn là mối nguy hiểm đối với tính mạng và cuộc sống của họ.
    Bè mảng Sầm Sơn là một loại phương tiện đi biển độc đáo của ngư dân có từ xa xưa mà cho đến ngày nay vẫn còn được duy trì, sử dụng.
    Theo những nhà nghiên cứu về thuyền bè truyền thống Việt Nam thì bè mảng ra đời rất sớm, cùng với thuyền độc mộc trên sông và thậm chí bè còn xuất hiện sớm hơn thuyền độc mộc.
    Chiếc bè Sầm Sơn và sự độc đáo của nó trong việc đi biển khai thác hải sản từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
    Cấu tạo của bè mảng Sầm Sơn rất đặc biệt. Một chiếc bè mảng thường được ghép lại từ 15 đến 18 cây luồng hoặc bương có kích thước khác nhau (tuỳ thuộc vào bè to hay nhỏ). Để làm một chiếc bè người ta phải cất công mua và chọn từ những cây luồng, cây bương còn tươi, đưa về, dùng dao sắc dọc hết cật xanh bên ngoài, đốt lửa nóng để nắn cho các ngọn của luồng bương cong đầu vào. Đường kính của mỗi thân cây khoảng 10cm, chiều dài từ 7 đến 8m. Lòng bè được ghép phẳng, hai bên mái hơi khum, đầu và lái uốn cong. Các cây luồng, bương liên kết lại với nhau thành một khối bởi 3-4 cái "ngàng" phân đều nằm ngang từ đầu đến cuối trên các cây luồng, sau đó dùng dây mây hoặc song kết buộc thật chặt.
    Trên các đà ngang ở đầu và giữa bè người ra dựng các cột buồm. Mỗi bè thường có từ 1-3 lá buồm hình thang. Hai bên bè có néo chèo, phía sau có bánh lái. Điều đặc biệt là, để cho bè không bị lật và giữ được thăng bằng khi lướt trên sóng nước người ta còn chế tạo ra những chiếc xiến. Xiến được làm bằng những miếng gỗ có độ dày 2-3cm, bề rộng 30-40cm, chiều dài 80cm - 1m, được phân bổ đều trong một chiếc bè, mỗi bè thường có từ 1-3 chiếc xiến. Xiến được gắn từ thân bè và tiếp xúc trực tiếp với nước. Trên mỗi bè (trước đầu bè và mũi bè) có 2 cái đà cong hình sừng trâu, sau này để giản tiện, người ra thay bằng những cái nạnh. Những đà (hoặc nạnh) này có tác dụng gác buồm hoặc gác chèo, đồng thời cũng tạo dáng bề thế cho chiếc bè và đặc biệt là gắn với tín ngưỡng có từ rất lâu đời, đó là nơi để những thủ trâu, lễ vật cúng tế thần Độc Cước - mặt Trăng.
    Mỗi bè khi ra khơi có từ 2-3 người chèo lái cùng với các ngư cụ lưới chài câu để khai thác và đánh bắt hải sản.
    Những chiếc bè mảng của ngư dân sau mỗi chuyến từ biển trở về được kéo lên bờ để bảo quản và tránh sóng xô, nước cuốn.
    Kiểu bè mảng Sầm Sơn này đến nay vẫn được người dân trong vùng sử dụng phổ biến như ở Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hoá), ngoài ra người Việt ở Vạn Vĩ (Đông Hưng, Trung Quốc) và Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh) cũng chế tạo để đi biển.
    Bè mảng Sầm Sơn có lợi thế cho sản xuất lại chế tạo đơn giản, nguyên vật liệu sẵn có và rất dồi dào, luồng, bương và song mây ở các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá không khi nào cạn, giá thành lại rẻ và sử dụng tiện lợi. Những khi gặp sóng to gió lớn bè khó bị lật, nếu có lật thì ngư dân vẫn bám được bè và đưa nó vào bờ, chính vì vậy bè mảng có độ an toàn rất cao đối với người dân đi biển khi mà các phương tiện tàu thuyền khác không có được lợi thế này.
    Chiếc bè mảng Sầm Sơn ngoài chức năng là phương tiện để đi biển và khai thác hải sản, bản thân nó còn chứa đựng những tín ngưỡng đơn sơ và thuần phác của những ngư dân miền biển - tín ngưỡng thờ mặt Trăng.
    Nhìn tổng thể chiếc bè đầu lái cong, hai bên khum vào mang hình vầng Trăng khuyết, hai đà được phân bố trên thân bè - nơi để các chèo và buồm có hình sừng trâu vút lên, dấu ấn của nơi để lễ vật tế thần... hình dáng và chức năng ở mỗi bộ phận của chiếc bè cũng toát lên biểu tượng liên quan đến mặt Trăng. Theo triết lý phương đông bầu trời và con người là dương và mặt trăng - thuỷ triều - biển là âm. Âm dương tuy khác nhau nhưng hài hoà trong thái cực. Trong dương có âm và trong âm có dương thể hiện trời biển giao hoà. Chiếc bè mảng của ngư dân vùng biển đã thể hiện một nhận thức về vũ trụ của những người thời cổ truyền lại đến ngày nay, để thoáng như phản ánh về quan điểm sống “Hoà” giữa con người với thiên nhiên. Trước khi có thuyền bè và những công cụ chinh phục đại dương, để tồn tại, con người thời bấy giờ phải nghĩ ra cách đối phó tránh lại với loài thuỷ quái. Sử sách chép rằng: Dân nước Văn Lang xưa làm nghề chài lưới thường hay bị giống thuồng luồng làm hại, nên vua bắt dân lấy chàm vẽ mình, cho giống ấy tưởng là đồng loại mà không làm hại nữa.
    Thuỷ triều với mặt Trăng là một cặp "Song sinh". Hòa trong "không gian" ấy con người như được tăng thêm sức mạnh và tự tin hơn mỗi khi quăng chài. Người miền biển luôn tin tưởng rằng, có thần mặt trăng phù trợ trong tinh thần “Hoà” cùng vũ trụ thì sẽ hạn chế được tác hại của bão tố, sóng thần. Biển rộng lớn không thể chôn vùi họ và thần mặt trăng sẽ dẫn lối đưa họ trở về đất liền một cách an toàn.
    Suy cho cùng, con người và biển cả là một, “Hoà” với thiên nhiên, thiên nhiên sẽ đem lại nguồn lợi vô tận và cuộc sống ấm no. Ấy chính là tín ngưỡng và quan niệm sống "khôn ngoan, sáng suốt" của ngư dân miền biển tích luỹ được từ ngàn đời nay. Vì vậy, ngư dân Sầm Sơn biết ơn thiên nhiên, biết ơn Thần Độc Cước - Mặt Trăng vị thần bảo mệnh mang một quyền năng vô bờ bến, đem lại mọi nguồn hạnh phúc cho họ. Xưa nay mỗi độ xuân về, trong những ngày tế lễ, mỗi bận ra khơi người dân biển lại thành tâm lên đền dẫng lễ cầu thần Độc Cước giúp cho họ vượt qua sóng to, gió lớn, bảo vệ họ an toàn tính mạng và đánh bắt được nhiều cá tôm.
    Chiếc bè mảng Sầm Sơn trong năm 1992 lại lập nên một kỷ lục mới. Phương tiện đi biển đơn sơ này đã được ngư dân xóm Núi Phương Trung Sơn - Văn Đình Lợi và một số những người nghiên cứu về phương tiện thuyền bè đã làm một chuyến viễn dương xuất phát từ bãi biển Sầm Sơn mặc dù gặp sóng to, gió lớn, bão tố và phải kết lại bè với hai tạ dây đem đi dự phòng, sau 6 tháng họ đã vượt biển an toàn và cập bến tại một thành phố nước Mỹ. Chuyên gia của chuyến đi "lịch sử" ấy không ai khác là ngư dân vùng biển Sầm Sơn chèo lái chiếc bè nhỏ bé thô sơ ấy.
    Ngày nay, mặc dù với phương tiện là tầu thuyền cỡ lớn được trang bị hiện đại trong những chuyến ra khơi, nhưng đối với chiếc bè mảng đơn sơ rất đỗi quen thuộc và gắn bó thân thiết vẫn được người dân Sầm Sơn và ngư dân vùng biển Thanh Hoá sử dụng. Chiếc bè mảng đã chở theo nó một lòng tin dân gian muôn thuở của người Việt nói chung, dân miệt biển nói riêng, đó là một tư tưởng "hoà" mang tính mênh mông tràn vũ trụ - con người và thiên nhiên đồng nhất thể, tất cả để tồn tại để phát triển. Chiếc mảng Sầm Sơn đã một thời dài đưa người dân nơi đây vượt qua những bến bờ trắc trở về miền hạnh phúc.


    Hoàng Minh Tường

    Ghi chú :Khi gọi điện thoại được biết có hai ông Hoàng Minh Tường tại Thanh Hóa .Một ông là nhà văn ,một công tác trong Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

    Comments Off

    Những ghi chép tại Kim Bồng và Phong Cốc


    .

    Tại Kim Bồng,vừa qua ,trong chuyến đón Ken Preston ,tôi đã ghi chép thêm được một số tư liệu .
    1/Về các lễ lạt trong đóng thuyền
    Chủ xưởng thuyền Võ Xuân Phương cho biết :tại miền Trung có khá nhiều lễ lạt khi đóng một con thuyền .Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói tới:
    -lễ "vô ghim" -Lễ khi thực hiện nối lô lái,lô mũi,long cốt liền thành một giải.Khi đó lô lái được nối với long cốt bằng bốn ghim gỗ đã chuẩn bị sẵn .Tương tự như thế,lô lái cũng được nối với long cốt .Lễ này quan trọng,như lễ đặt ky của đóng tàu thép
    -lễ "chốt giang đà "-khi nối đà thuyền với ván ,giang /cong
    -lễ "tống mộc"-lễ thần rừng sau khi thuyền hạ thủy
    -lê tô nhãn-tô con ngươi của mắt thuyền
    Tổng cộng ,trong suốt quá trình đóng một con thuyền có 7,8 cái lễ.
    2/Tên các chi tiết trong thuyền 
    Tên gọi theo thứ tự từ dưới lên trên của các ván ghép thuyền :
    long cốt,be 1,be 2,chông 1,chông 2,be hông,be then,be dành .Chốt triện để gắn be then với be dành.


    Còn cái mã nối quan trọng của ghe nang ,tên nó là đốc thủ
    3/Tên chủng loại buồm 
    Phạm Văn Tuyên ,con ông Chính ,gọi điện từ Cẩm Phả vào cho tôi biết :buồm dùng trên mảng Sầm Sơn thuộc loại buồm cánh kèo


     

    Comments Off

    Khảo luận về buồm ! Buồm dọc


    .



    Một tàu buồm của Hải quân Anh thế kỷ 19 ,điển hình
    với buồm Bermuda. Các cột nghiêng về sau
    Tiếp theo bài khảo luận đầu tiên về buồm,đề cập tới buồm vuông tức là hệ buồm ngang ,tôi tiếp tục nói tới buồm dọc ,với tiếng Anh là fore-and-aft sail ,tiếng Nga là Косы́е паруса́ ,tiếng Trung 斜帆 (xiefan tà phàm thường hiểu là buồm chéo như Jib trong tiếng Anh .Tôi chưa tìm được từ Trung văn diễn tả cả hệ thống buồm dọc ,tức là buồm xếp trong mặt dọc tâm tàu .Cần lưu ý tới chữ Hán ,vì ảnh hưởng của nó tới văn hóa Việt trong quá khứ và hiện tại).Còn tiếng Ba Lan gọi hệ thống buồm dọc là Ożaglowanie skośne  trong khi hệ thống buồm vuông là Ożaglowanie rejowe .Vậy thế nào là hệ thống buồm dọc? Đó là một hệ thống các cánh buồm chủ yếu đặt dọc theo đường ky tàu tức là đặt trong mặt phẳng dọc tâm tàu ,chỉ có một số ít còn lại mới đặt thẳng góc với dọc tâm .Như đã nói trong phần buồm vuông,ưu điểm của buồm dọc là cho tàu chạy sát được với hướng gió ,tới góc 20 độ.
    Buồm
    Trong hệ thống dọc có các loại buồm sau đây :
    • staysail
    • Bermuda
    • gaff
    • gunter
    • la tinh (lateen)
    • lugsail
    • spanker sail ...
    Các loại buồm này khá rắc rồi,ta đi từng chiếc một :
    staysail được tô màu đỏ
    -Staysail (Nga- Стаксель ; Ba Lan -Sztaksle)-là buồm dọc hình tam giác mà mép trước tức mép dẫn (tiếng Anh gọi là luff) được gắn vào dây buồm (stay) hướng về phía trước,từ cột xuống boong hay kéo sang xà mũi tàu (bowsprit) hay kéo sang cột khác.Staysail trước cột mũi được gọi là jib
    /headsails /foresails với nhiều jib khác nhau như jib,flying jib,outer jib...Người Trung Quốc dịch cái buồm này là 支索帆/牵帆 (zhīsuǒ fān /qiān fān Hán Việt là chi tác phàm/khiên phàm tức là buồm được buộc bằng dây to hay buồm được dẫn buộc ) .Vậy,tiếng Việt ta nên gọi là buồm dây tam giác chăng?
    -Bermuda sail (Ba Lan -Żagiel bermudzki ; Nga -
    Бермудский парус ; Trung -百慕大帆 (bǎimùdà fān ) .Các nước
    Buồm Bermuda
    đều phiên âm ,nên ta gọi luôn là buồm Bermuda.Đôi khi ,về sau này ,người ta còn gọi nó là buồm Marconi vì trông nó giống cái cột anten radio mà ông tổ radio người Ý tên là Marconi đã dựng lên .Buồm hình tam giác nhọn ,đặt sát phía sau cột buồm ,có đầu buồm (head) sát đỉnh cột, cạnh dẫn luff chạy dọc xuống phía dưới cột buồm ,và thường được buộc suốt chiều dài với cột ;góc dưới của buồm (tack) được buộc vào chân cột ; cạnh chân buồm (foot) được điều khiển bằng thanh lèo (boom) ; với góc cuối của buồm (clew) được buộc vào đầu cuối của thanh lèo ;thanh lèo lại được điều khiển bằng dây lèo (sheet) .Ban đầu ,buồm dùng cho các thuyền nhỏ ,sau đó phát triển cho các tàu lớn viễn dương như chiếc cho Hải quân Anh thế kỷ 19 ở hình vẽ trên ,lúc đó nó được gọi là Bermuda sloop .Trên các tàu lớn ,buồm Bermuda hoặc là buồm chính (mainsail) trên các cột buồm chính của tàu hoặc có thể là buồm dưới (course) ,đóng vai trò chủ chốt ,trên các cột khác . Buồm Bermuda đã dần dần thay thế các loại buồm
    Buồm gunter
    gaff cổ xưa trên một số tàu,nhất là trên các schooner .
    Buồm gaff
    -Buồm gaff (gaff sail ;Tiếng Nga-Гафель ;Ba Lan-Żagiel gaflowe ;Trung-斜桁帆xiéhéng fān -tà hành phàm) -buồm dọc, bốn cạnh ,được điều khiển từ góc trên cùng phía sau của buồm (peak) và thông thường toàn bộ mép  trên (head) của buồm được gắn vào một cái sào có tên là gaff .Do có hình tứ giác,cùng một thiết kế vỏ,tàu mang buồm gaff có thể có diện tích lớn hơn buồm Bermuda tamgiác tới 25%. Với cùng một diện tích ,buồm gaff cần cột thấp hơn là buồm Bermuda .Buồm gaff hiện vẫn là buồm dọc phổ biến làm buốm chính ,buồm dưới (course) cho các schooner .Buôm gaff được kéo lên bằng hai dây nâng buồm halyard

    • Dây kéo góc cuối sát với cột buồm ,góc đó có tên là throat nên dây gọi là throat halyard.Dây này chịu trọng lượng chính của buồm và độ căng của cạnh sát với cột buồm (luff)
    • Dây nâng đầu cuối thanh gaff và chịu độ căng của mép sau của cánh buồm (leech) 

    Buồm la tinh
    -Buồm gunter -cũng là buồm gaff nhưng thanh gaff để gần như thẳng đứng ,làm từ xa có thể tưởng nhầm là thuyền mang buồm tam giác Bermuda với thanh gaff  như một phần cột buồm.Người Pháp gọi buồm này là voile houari
    -Buồm la tinh (lateen sail; Ba Lan  Żagiel łaciński; Nga - треугольный парус;Trung-三角帆) Tên buồm trong tiếng Anh lại bắt nguồn từ tiếng Pháp :latine ,trong khi người Anh gọi là Latin .Đó là một buồm tam giác treo trên một cái xà dài ,lắp trên cột và nghiêng với cột một góc .Trong các cuộc hải hành của người La Mã,buồm la tinh được sử dụng nhiều ,nhất là trong Thời đại Khám phá (Age of Discovery),chủ yếu vì buồm này cho phép con thuyền có thể chạy ngược gió .Buồm phổ biến trong vùng Địa Trung Hải,thượng nguồn sông Nile ,vùng Tây Bắc Ấn Độ Dương ,tại đây buồm la tinh đã trở thành buồm tiêu chuẩn của các chiếc thuyền felucca và dhow.Ngày nay,buồm la tinh được dùng trên các thuyền chơi loại nhỏ như sailfish hay    Sunfish và vẫn phổ biến trên các tàu thuyền của ngư dân Địa Trung Hải .
    Buồm lug
    -Lugsail (Ba Lan : Ożaglowanie lugrowe : Nga -люгерный парус ; Trung 斜桁四角帆 (xiéhéng sìjiǎo fān /tà hành tứ giác phàm tức là buồm tứ giác trên sào nghiêng;tiếng Việt ta nên gọi là buồm lug) là một biến thể cải tiến từ buồm vuông .Cả hai loại đều có mép trên gắn với một xà buồm ,xà này được kéo lên bằng dây kéo buồm có tên là halyard.Mép dưới được giữ bằng hai dây khác nhau :dây lèo (sheet) và dây kéo xuống (tack downhaul) .Điểm khác nhau chủ yếu giữa buồm lug và buồm vuông là vị trí của xà so với cột buồm .Buồm vuông được kéo lên bằng dây halyard buộc giữa xà buồm nên buồm được kéo lên ,phân đều giữa hai bên cột .Còn với buồm lug,dây halyard được buộc lệch một bên xà buồm nên khi kéo lên buồm sẽ nằm trước hay sau cột buồm.Vì mép dẫn (luff) của buồm ngắn hơn mép theo (leech) .đầu cuối của xà buồm chổng lên trời do kết hợp lực kéo lên của dây halyard cùng với lực ghìm xuống của dây tack downhaul .Điều đó cho phép cột buồm ngắn hơn là buồm và cái xà chổng lên trời làm cho buồm lug khác biệt về chiều cao .Buồm lug có vẻ hơi giống với buồm gaff vì nó cũng dùng xà buồm -cái gaff- treo một góc với cột buồm .Nhưng điểm khác biệt là gaff được treo hoàn toàn phía sau cột buồm trong khi với buồm lug ,nó được treo cả trước và sau cột buồm .Vì với buồm gaff,cột buồm không can thiệp vào công việc của buồm nên trong khi thao tác buồm nó phức tạp hơn là buồm lug .
    Thuyền mang buồm lug được gọi là lugger (Nga-Люгер ; Ba Lan -Lugier; Pháp -lougre) là một loại thuyền đánh cá truyền thống được sử dụng lâu đời tại ven bờ Pháp, Anh và Scotland.Có thể nói buồm lug là loại buồm dọc cổ xưa nhất .Nguồn gốc cái tên đó,cho tới nay,chưa có một giải thích nào được coi là xác đáng nhất . Có người cho là 'lugger' biến thể từ tiếng Hà Lan thời Trung thế kỷ có nghĩa là đi đánh cá .Có người lại giải thích từ hình dáng buồm giống cái tai của con người .Trong tiếng Pháp,hệ buồm dọc được gọi là un gréement aurique ,còn buồm là une voile aurique - tức là buồm hình cái tai . Vì vậy 'lug' là một từ trong tiếng Anh có nghĩa là cái tai .
    -Spanker sail ( Ba Lan -Żagiel bezan ; Nga -Биза́нь; Pháp - brigantine ;Trung - 后桅纵帆 (buồm dọc cột sau ) Chú ý tên gọi từ các nước khác nhau không hoàn toàn tương đồng với nhau



      Các loại tàu treo buồm dọc gồm có :
      một cột buồm :proa,catboat (6) ,sloop (1) ,cutter(3)
       tàu hai cột buồm :ketch (2) ,yawl (5);
      tàu hai cột buồm và nhiều hơn :schooner (4 )
      Barque và barquentine chủ yếu treo buồm vuông và có một ít buồm dọc.

      Lịch sử phát triển buồm dọc tại châu Âu cũng có nhiều điều ích lợi cho chúng ta .Đó là vài thế kỷ trước thời kỳ Phục Hưng,tại Ý và Nam châu Âu ven bờ Địa Trung Hải ,người ta bắt đầu dùng buồm dọc thay cho buồm vuông ,một loại buồm thống trị toàn châu Âu từ buổi bình minh của các cuộc lữ hành trên biển .Giữ thái độ thủ cựu,các nước Bắc Âu từ chối việc áp dụng buồm dọc mặc dù trong các cuộc Thập Tự Chinh người ta đã thấy hiệu quả to lớn của những cánh buồm này .Thời kỳ Phục Hưng (Renaissance ) đã làm thay đổi tình thế :bắt đầu từ  năm 1475 ,buồm dọc ngày càng được áp dụng và trong vòng một trăm năm nó đã trở thành phổ biến trên tất cả các sông ngòi và các cửa biển ở Anh,phía Bắc nước Pháp ...mặc dù buồm vuông vẫn được coi là phương tiện tiêu chuẩn cho những nơi điều kiện khắc nghiệt như vùng Biển Bắc hay sử dụng cho những chuyến vượt Đại Tây Dương .Rõ ràng là buồm la tinh có tính quay trở cao và giành tốc độ cao nhưng buồm vuông tuy "vụng về " nhưng lại có tính hàng hải tốt !

      Một dạng treo buồm dọc với cánh buồm có đặc điểm : những thanh thép buồm chia buồm làm nhiều phần giúp cho việc thu hoặc căng buồm một cách dễ dàng .Loại hình này phổ biến tại Trung Hoa và các nước ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như Việt Nam,Triều Tiên,Nhật ...Trong ngôn ngữ hàng hải thế giới nó có tên là Junk rig ,tạm gọi là buồm mành , với chữ junk ,xét về từ nguyên ,người ta cho là bắt nguồn từ chữ Hán 船 phát âm theo vùng miền Nam Trung Quốc như Phúc Kiến,Quảng Đông ...Chúng tôi sẽ giành một mục riêng để khảo cứu về buồm mành mà chính người Việt cũng là một tác giả với đầy đủ các chứng cứ lịch sử

      Điều đáng chú ý là Hải Quân Trung Quốc cho tới nay họ chưa dùng các tàu thuyền kiểu như barque ,barquentine với buồm vuông là chủ yếu để huấn luyện binh lính như nhiều  nước đang và sẽ làm ,chẳng hạn Úc,Mỹ,châu Âu,Indonesia,Ấn Độ ...Các Trung tâm huấn luyện kể cả Học Viện Đại Liên đã trang bị 17 chiếc schooner tức loại tàu ba cột buồm ,buồm dọc cùng với rất nhiều thuyền chèo,yacht hiện đại,thuyền dân gian để giáo dục cho thế hệ trẻ và đã giành được nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc đua quốc tế .


      Có một chi tiết lịch sử.Sau chiến thắng Biên Giới,Việt Nam đã cử 100 thủy binh Sông Lô sang Điều Thuận Trạm Giang Trung Quốc để học kinh nghiệm của Giải Phóng Quân TQ dùng thuyền buồm tấn công đảo Hải Nam,đuồi tàn quân Tưởng Giới Thạch khỏi hòn đảo này .Hỏi chuyện một số cựu thủy binh Sông Lô còn sống tại Hà Nội,trong đó có thiếu tường Nguyễn Việt (nguyên cán bộ Bộ Tổng Tham Mưu ) và đại tá Phú Đạt  (nguyên cán bộ địch vận,người đã hỏi cung nhiều phi công Mỹ) được biết là nhiều anh em ta giỏi kỹ thuật thuyền buồm hơn cả các thày hướng dẫn.Trong đó nổi bật là Đàm Nam Hải người Thủy Nguyên Hải Phòng và Bùi Nguyên quê Yên Bái .Đáng tiếc là trong cuộc thực tập vào tháng 11/1950,chiếc thuyền thực tập gặp sự cố khi đang đi gần tới đảo Não Châu ,nơi có cây đèn biển mà thực dân Pháp dựng lên cùng lúc với các đèn Long Châu ,Hòn Dấu .Hai anh hy sinh và được chôn cất ngay tại Điều Thuận  .Vào năm 2009 ,chính hai vợ chồng tôi tới đã Điều Thuận để thăm nhưng chưa tìm ra mộ hai anh

      Một chiếc schooner trên sông Hudson năm 1976

      Schooner
            Vì schooner là loại thuyền buồm dọc lớn nhất ,nên tôi để giành một mục riêng khảo sát về nó .Nên gọi nó là gì trong tiếng Việt đây ?Anh Mỹ gọi nó là schooner ,đọc là sku-nơ ,nhiều người cho là bắt nguồn từ chữ Hà Lan vào những năm 1600 ,trong khi người Pháp gọi nó là goélette .Trong tiếng Nga nó là Шху́на và cho là bắt nguồn từ chữ Hà Lan Schoener.Còn người Trung Quốc gọi nó là 双桅纵帆船 (shuāngwéi zōngfānchuán thuyền 2 cột buồm dọc ) hoặc thường gọi nhất là 斯库纳帆船 (đọc là sīkùnà fānchuán tức là thuyền buồm schooner ) .Từ kinh nghiệm Trung Quốc,với nền văn hóa tương đồng tốt nhất là chúng ta cứ gọi loại tàu này là schooner cho khỏe .Biết đâu có dịp schooner của Trung Quốc sẽ củng tập với barkentine của Việt Nam trên biển như đã cùng "tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ " .Cái barkentine mà ta có thể gọi tắt là bark ,còn tên đầy đủ trong tiếng Trung hơi dài dòng,đó là 前桅横帆三桅船 (qiánwéihéngfān sānwéichuán tức là tàu ba cột có cột trước buồm vuông)
            Buồm được trang bị trên một schooner ba cột như hình vẽ sau đây :



      Comments Off

      Một số video clip về tàu buồm huấn luyện Iskra của Ba Lan


      .

      Anh em ta đang được huấn luyện trên chiếc Iskra và chiếc tàu nhận về cũng thuộc loại này .Mời các bạn xem các video clip về chiếc tàu Iskra

      1/Clip này dựng 3D bằng phần mềm Rhinoceros 5.Chúng ta có thể dựng lại ,in 3D làm các mô hình con tàu này bằng giấy


      2/Tàu Iskra vào cảng London năm 2010 và được giới thiệu như chiếc tàu buồm đầu tiên mang cờ của Hải quân Ba lan đi vòng quan thế giới .Thủy thủ đoàn có vài ba nữ thành viên .Ca khúc trong video này là bài Branka ,theo thề loại nhạc hàng hải truyền thống chanty ,lời bài hát của nhạc sĩ Andrej Mendygral ,ca sỹ thể hiện Zbyszko Murawski

      Comments Off

      Khảo luận về buồm vuông !


      .



      Câu chuyện về tên gọi các cánh buồm ám ảnh tôi hàng chục năm nay .Chẳng là bắt tay vào biên soạn cuốn Từ điển Hàng hải Anh Việt ,tôi đã nhận thức được những cam go trước mắt .Đó là vào những năm 70,khi trên giá sách bắt đầu xuất hiện những cuốn tiểu thuyết dịch viết về biển ,mà tác giả đầu tiên đươc Hà Nội quan tâm là Jack London,một nhà văn thiên tả.Đọc các bản dịch ,người ta hoang mang không hiểu nội dung ra sao ,con người trước biển anh dũng thế nào .Chả là các khái niệm,ngôn ngữ hàng hải được truyền tải sai bét vì người dịch là dân trên bờ landlubber 100% ,lại dịch văn Anh thông qua tiếng Nga ! Mình vẫn nhớ cuốn nhật ký hàng hải logbook được dịch giả gọi là tạp chí hàng hải vì chuyển từ tiếng Nga sudovoj zhurnal mà không hiểu nó là cái gì .Đã là tạp chí thì còn có nghĩa lý gì với cuốn nhật ký hàng hải,một căn cứ luật pháp vô cùng quan trọng của con tàu !!Đến tên gọi các cánh buồm dự định cho vào Từ điển ,thật là một ma hồn trận mà cách duy nhất là để nguyên tên không dịch vì các từ Việt như buồm lòng,buồm cựu,buồm cánh kèo ...đều không đủ phản ảnh .Đối chiếu sang tiếng Hán để tìm cách đặt ra từ Hán Việt cũng bó tay vì càng thêm lằng nhằng .Buồm đã phức tạp tới các dây kéo buồm lại lũy thừa lên độ phức tạp .Dây lèo,dây chằng,dây lèo ngọn ...chả đủ cho một rừng dây trên tàu buồm .Cho nên,nghe tin vui về tàu buồm huấn luyện sắp về với biển Việt Nam ,mình mở trang này bàn luận về buồm với các bạn yêu biển ,những bạn đang tiếp xúc với halyard,grot ...Mình chỉ băn khoăn ,không rõ các khẩu lệnh trong khi thuyền trưởng Đàm Xuân Tuấn sử dụng trong khi thao tác buồm sẽ ra sao đây ?


      Comments Off

      Hải chiến Hoàng Sa trong tầm mắt những người tham chiến !


      .

                                                                                   






                                                                                          
      Báo Xa lộ Pháp luật đăng loạt bài “Ngược dòng thời gian”, “Hải chiến Hoàng Sa” trong ký ức cựu binh quân đội Sài Gòn có khá nhiều thông tin tuy nhiên còn thiếu chính xác. Cùng Tổng biên tập và tác giả Anh Thư qua Xa lộ Pháp luật tôi đã xem trọn vẹn 11 bài viết liên tục của tác giả. Xin cảm ơn Tổng biên tập và tác giả chính thức đưa ra trước công luận những diễn biến liên quan đến trận Hải chiến tại Hoàng Sa ngày 19/1/1974 cùng những nhận định khách quan của mình. Nhờ đó tôi được biết thêm những chi tiết mà mình chưa được biết, đồng thời tôi cũng xin góp ý với tác giả về bài hồi ký của Hạm Trưởng HQ 16 Lê Văn Thự còn nhiều điều chưa đúng sự thật. Tôi đã xem đi xem lại bài hồi ký của Hạm Trưởng Thự không bỏ sót một câu nào. Nếu như người chưa từng tham dự trận Hải chiến Hoàng Sa  thì  có thể cảm nhận ông viết có vẻ thật nhưng không thể thuyết phục được những người trực tiếp tham gia.
      Tôi Lữ Công Bảy, Thượng sĩ Giám lộ (Giám sát lộ trình hàng hải) trên Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4, một trong 4 chiến hạm đã tham gia trong trận hải chiến với Hải quân Trung Quốc tại Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 là phụ tá Trưởng Khối Hành quân (Hải quân Đại úy Nguyễn Văn Diên - Trưởng Khối) kiêm phụ tá Trưởng ngành Hàng hải (Giám lộ) do Hải quân Trung úy Phạm Ngọc Roa - Trưởng Ngành. Anh em chúng tôi cùng có các ý kiến thống nhất về trận hải chiến này.
      Ngành giám lộ là xác định vị trí tàu, chuyển và nhận những tín hiệu bằng đèn (quang hiệu) hay cờ (kỳ hiệu) và đồng thời ghi nhật ký tác chiến, nhật ký hàng hải. Trong nhiệm sở hải hành cũng như trong nhiệm sở tác chiến lúc nào tôi cũng phải có mặt trên Đài Chỉ Huy. Tham dự trận Hải chiến Hoàng Sa tôi đã làm trọn vẹn nhiệm vụ được giao phó. Nhân đây tôi cũng xin nói sơ qua về hệ thống liên lạc trên Đài Chỉ Huy của Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4.
      Hệ thống liên lạc gồm 5 hệ thống:
      1.      Máy KW2A chính đặt tại phòng truyền tin CIC ( phòng Chiến báo). Loa trên đài chỉ huy có thể liên lạc rất xa cả nửa vòng trái đất nhưng  ít khi sử dụng vì điều chỉnh rất phức tạp.
      2.      Máy KW58 (còn gọi là ông già 58) cũng đặt tại phòng truyền tin CIC. Loa trên Đài Chỉ Huy từ vùng biển Hoàng Sa thường xuyên liên lạc về Đà Nẵng báo cáo tình hình cho Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Chỉ huy trưởng Vùng 1 Duyên Hải) nhưng từ thời điểm khoảng 9h sáng 19/1 hệ thống này bị xâm nhập phá rối, toàn nghe thấy tiếng Hoa, muốn liên lạc về Đà Nẵng phải chuyển về Trung Tâm Hành quân lưu động biển ở Sài Gòn rồi từ Sài Gòn mới chuyển ra Đà Nẵng và ngược lại.
      3.      Máy URC 46 là hệ thống liên lạc giai tần đơn, hiện đại ,công suất mạnh nhưng  chỉ liên lạc trong vòng bán kính 80 - 90km khi điều kiện thời tiết tốt. Hệ thống này gắn trên Trần Đài Chỉ Huy, gần ghế của Hạm Trưởng.
      4.      Máy PRC 25 gọn, nhẹ, cơ động được trang bị cho toàn cơ hữu trung úy Dũng chỉ huy đổ bộ lên giữ đảo Money Island ( Cam Tuyền) vào chiều 18/1 .
      Ngoài ra trên phòng lái (phía sau Đài Chỉ Huy) có một máy PRC 25 do HQ Đại úy Tâm (Trung đội trưởng Biệt Hải) sử dụng liên lạc với  nhóm biệt hải đổ bộ lên đảo Quang Hòa (Duncan Island) sáng ngày 19/1.
      Trước lúc nổ súng  (ngày 19-01-1974)  chúng tôi đã nhận hầu hết các tín hiệu từ tàu 274 của địch. Đến khi nhận văn bản cực kỳ khiêu khích của địch qua câu “ Chúng ta hãy làm những gì mà người quân nhân chúng ta phải làm” .Văn bản được chuyển bằng tiếng Anh qua quang hiệu (đèn). Anh em chúng tôi nhận xong và  trình lên Hạm Trưởng Vũ Hữu San. Ông vì quá bận lo vận chuyển tàu để đối phó với hai tàu 271 và 274 của Trung Quốc nên ông đưa qua cho Trung úy Mai Công Minh (Sĩ quan Trưởng ngành Hải pháo và Vỏ Tàu). Biết  Anh văn nhuần nhuyễn, Trung úy Minh dịch ngay và  báo cáo cho Hạm trưởng. Hạm Trưởng San tức giận lệnh cho chúng tôi không được nhận tín hiệu từ tàu địch, đồng thời thời ông dứ nắm đấm về phía tàu Trung Quốc rồi quát lớn “Đồ bố láo”. Từ đó chúng tôi không có việc gì để làm. Đến 10h10 Hạm Trưởng San lệnh nhận tín hiệu cờ từ Soái hạm HQ 5 theo kỳ hiệu của Nato (Khối minh ước Bắc Đại Tây Dương) để giữ bí mật vì khi ấy hệ thống âm thoại đường dài (KW58) bị Trung Quốc phá rối. Hệ thống âm thoại đường dài chỉ thực sự bị phá rối vào khoảng 9h sáng ngày 19/1 chứ không phải như ông Hạm Trưởng Thự nói từ chiều 18/1. Nếu từ chiều 18/1 hệ thống bị xâm nhập thì sẽ được điều chỉnh thay đổi tần số khác ngay (bằng mật mã vô tuyến) nhưng giờ đó trận đánh sắp xảy ra nên không thể kịp thay đổi tần số khác. Hơn nữa hệ thống liên lạc tầm ngắn URC 46, PRC 25 vẫn còn liên lạc thông suốt chưa bị xâm nhập phá rối. Việc liên lạc giữa Soái hạm HQ5 và HQ16, HQ4 , HQ10, lực lượng Hải Kích, lực lượng Biệt Hải vẫn bình thường .
      Suốt thời gian trước và sau hải chiến máy PRC25 này hoạt động rất hiệu quả. Lệnh từ Hạm Trưởng San rút Trung đội Biệt Hải về tàu là qua hệ thống nầy. Lệnh khi đó vì thấy tình hình quá bất lợi do quân Trung Quốc đã đổ bộ đầy lên đảo .
      Lệnh thực hiện vận chuyển chiến thuật bằng tín hiệu cờ của khối  Nato, các cuộc trao đổi giữa Hạm Trưởng San với Đại tá Ngạc và lệnh khai hỏa cũng qua hệ thống này. Tôi là người đứng kế bên máy PRC25 nên tôi gần như được nghe và nhớ hết những gì Đại tá Ngạc trao đổi với Hạm Trưởng San. Máy PRC25 được đặt trên một cái ghế gỗ 4 chân. Vào  khoảng 10h08’ Đại tá Ngạc chỉ thị “Cho các tàu lập đội hình chiến thuật theo lệnh từ soái hạm HQ5. Đến khi thực hiện đội hình hàng ngang, tất cả các chiến hạm hướng về đảo Quang Hòa tác xạ lên đảo dọn bãi, lập đầu cầu để biệt hải và người nhái đổ bộ lên chiếm đảo”. Hạm trưởng San tức tối liệng tổ hợp xuống sàn tàu, ông nhìn 2 tàu địch và ông thốt câu “Những thằng kia nó để cho mình yên à”. Tôi vội lấy máy và tổ hợp đặt lại vị trí cũ. Trước khi nổ súng Đại tá Ngạc hỏi ý kiến từng Hạm trưởng. Đến khi hỏi ý kiến Hạm trưởng San thì Hạm trưởng San gằn từng tiếng trong máy bộ đàm: “Hiện nay nước cờ đã bị lộ, từ sáng đến giờ địch đổ bộ đầy lên đảo, ta có 2 trung đội thì làm sao thành công được”, rồi ông tiếp: “Tôi là quân nhân, tôi chấp nhận hy sinh vì Tổ quốc nhưng việc này vô lý quá”. Chính hệ thống này tôi nghe được Trung sĩ nhất Giám lộ Vương Thương (bạn thân của tôi) bên HQ10 báo cáo về Soái Hạm HQ5 là đài chỉ huy HQ10 bị trúng đạn đại bác, Hạm trưởng Thà tử trận, Hạm phó Trí bị thương nặng, toàn bộ thủy thủ đoàn trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương. Riêng bạn tôi (Trung Sĩ Nhất Giám lộ Vương Thương) bị mảnh đạn cắt ngang thắt lưng, máu ra rất nhiều và từ thời khắc bi thảm đó mất hẳn liên lạc luôn với HQ10 . Từ phòng chiến báo Trung tâm hành quân HQ4 cố gắng liên lạc với HQ10 nhưng vẫn không được.
      5.      Hệ thống liên lạc nội bộ từ Đài Chỉ Huy đến các phòng ban, hầm máy, trung tâm chiến … nhưng chỉ liên lạc được nội bộ mà thôi.
      Phần tôi luôn trực tiếp có mặt trên Đài Chỉ Huy HQ4 suốt thời gian từ trước ngày 17/1 đến hơn 14 giờ ngày 19/1 vì nhiệm sở tác chiến liên tục, hết nhiệm sở tác chiến lại phải trực phiên hải hành và khi đói quá phải chui vào phòng Hải Đồ phía sau  nấu mì gói ăn cầm hơi. Qua bài hồi ký tôi chỉ thấy ông Hạm Trưởng Thự nói đúng một câu đối với bài viết của Hải Quân Trung úy Đào Dân (Sĩ quan trưởng Ngành Hàng Hải) trên HQ16. Ông viết “Vì ông Dân chỉ ở vị trí nào đó trên chiến hạm, chứ không có thể có mặt khắp mọi nơi, ngoài ra ông Dân còn làm phận sự chứ ông không thể ngồi không mà quan sát trận chiến”. Đúng là tùy nhiệm sở, tùy trường hợp cụ thể mà có người biết người không. Cho dù anh có tham gia nhưng nhiệm sở tác chiến anh ở Hầm máy, Trung tâm chiến báo CIC - Trung tâm truyền tin thì anh chỉ nghe không bao giờ thấy. Thậm chí các khẩu đội pháo anh chỉ thấy trước mắt, không thể nghe hết và biết hết. Chỉ duy nhất trên Đài Chỉ Huy thì anh thấy và nghe được xung quanh nhưng cũng tùy nhiệm sở của anh.
      Tôi xin nêu cụ thể trên Đài Chỉ Huy HQ4 ngoài Hạm trưởng Vũ Hữu San chỉ huy toàn bộ, ông thoắt ẩn thoắt hiện, có khi bên trái Đài chỉ huy, có khi bên phải…Trung úy Phạm Ngọc Roa - Trưởng Ngành hàng hải luôn phải căng mắt vào màn hình Radar để quan sát  khoảng cách và theo dõi mọi diễn biến của tàu địch (chỉ có Radar mới có khoảng cách chính xác, mắt thường không thể đoán được). Trung úy Mai Công Minh, Trưởng khối Vũ khí -Vỏ tàu lúc đó đang theo dõi báo cáo từ các khẩu đội pháo qua trung úy Nguyễn Đình Long (Sĩ quan phụ tá trưởng khối Vũ khí-Võ tàu). Do đang đeo điện thoại liên lạc với các khẩu đội pháo nên Trung úy Long không thể nghe được hệ thống  liên lạc vô tuyến. Vào thời khắc sinh tử ,Thượng sĩ nhất Giám Lộ Võ Gia Ry cầm bảng nhật ký tác chiến di chuyển theo Hạm Trưởng San. Tôi và Trung sĩ nhất Giám lộ Trần Văn Khiết không làm gì hết (không xác định vị trí , không nhận tín hiệu đèn cờ) nên tôi có  nhiều thời gian quan sát  và nghe thấy các diễn biến. Tôi xin làm nhân chứng cho trận Hải chiến tại Hoàng Sa ngày 19/1/1974 .
      Mở đầu bài viết ông Thự nói “Từ ngày trận chiến xảy ra đến nay tôi vẫn giữ im lặng, không viết ra những điều mắt thấy tai nghe những gì xảy ra trong trận chiến vì nghĩ rằng trận chiến Hoàng Sa là một thất bại vì không giữ được Hoàng Sa so với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong lịch sử .Vì vậy tôi thấy hổ thẹn khi viết ra …”. Tôi không hiểu một cấp chỉ huy, từng là Hạm Trưởng Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16, chứng kiến toàn bộ từ đầu đến cuối từ trên Đài chỉ huy, nhận lệnh từ HQ5 phía sau là HQ10, trước mắt ông là HQ4 và HQ5 rành rành trên biển chỉ cách vài hải lý chứ đâu phải núp sau đảo mà ông nói không thấy, không biết hoạt động của 2 chiếc HQ4 và HQ5. Ông Thự nói sự thật là HQ4 và HQ5 chỉ ở vòng ngoài chứ không tham chiến trong lòng chảo Hoàng Sa . Ông còn nói HQ4 và HQ5 không có trầy một miếng sơn, một vết đạn nào cả . Ô hay! Nếu ông nói như vậy thì rõ ràng trí nhớ ông có quá nhiều vấn đề không bình thường nếu không dám nói nặng lời là “...”. Thật  khôi hài và không thể hiểu chứ hàng chục vết đạn đại bác 100 ly, hàng trăm vết đạn 37 ly và hàng ngàn vết đạn thượng liên mà HQ4, HQ5 lãnh đủ thì ở đâu mà ra và mấy chục quân nhân bị chết và bị thương không lẽ họ tự tử  !!!. Tôi thương và thông cảm cho Hải Quân Trung úy Đào Dân (Trưởng ngành Hàng hải trên HQ16) vì bị ông Hạm trưởng Thự sỉ vả qua câu “Ông Dân nói việc các chiến hạm hải hành tập đội (vận chuyển chiến thuật) để phô trương lực lượng là hoàn toàn không có. Đã đi đánh trận mà còn phô trương lực lượng thì không còn gì ngớ ngẩn hơn”. Việc hải hành tập đội để phô trương lực lượng là ý đồ của cấp chỉ huy tôi không có ý kiến nhưng là thuộc cấp tôi phải chấp hành lệnh trên. Tôi xin xác nhận và chịu trách nhiệm trước lịch sử ,trước anh em cùng tham gia trận chiến Hoàng Sa là có hải hành tập đội (vận chuyển chiến thuật) tổng cộng hai lần. Lần đầu vào lúc 15h10 ngày 18/1/1974 khi HQ 5 nhập vùng , Đại tá Ngạc lệnh cả 3 chiến hạm HQ4, HQ5 , HQ16 theo đội hình hàng dọc (Formation One) .Cờ Formation One được kéo lên cột cờ HQ5 (Soái Hạm). HQ4 và HQ16 đều kéo cờ Formation One lên cột cờ để xác nhận và thi hành ( tôi là người phải thực hiện lệnh trên). Khi trực chỉ đến cụm đảo Duy Mộng (Draymont) ,Quang Hòa (Duncan) nhưng bị hai chiến hạm 271 và 274 cố tình đâm ngang, đan chéo trước mũi tàu. Thấy tình hình quá căng thẳng nên Đại tá Ngạc lệnh quay về đảo Hoàng Sa và thả trôi ở đó. Lần thứ hai khi Đại tá Ngạc lệnh trên máy PRC 25 tất cả nhận lệnh từ hiệu kỳ sẽ phát ra từ Soái Hạm HQ5, lúc ấy vào khoảng trước 10h10 phút 19/1/1974. Sử dụng hiệu kỳ của Khối minh ước Bắc Đại Tây Dương - Nato để giữ bí mật vì hệ thống âm thoại bị phá rối và có thể bị nghe lén. Đúng 10h10 từ Soái Hạm HQ5 kéo 2 lá cờ Formation One lên đỉnh dây cờ , rồi cả 3 chiếc HQ4 , HQ16 , HQ10 đều kéo lên đỉnh dây cờ lá cờ Formation One để xác minh đã nhận lệnh và đang thi hành đội hình hàng dọc. Phía Tây Bắc đảo Quang Hòa là HQ10 rồi đến HQ16 , HQ5 và cuối cùng là HQ4 (xem phóng đồ 1 lúc 10h10). Đến 10h19 phút  thì trên HQ5 hai lá cờ Formation One được kéo xuống liền đó kỳ hiệu Formation Two được kéo lên. Tức khắc từ HQ4, HQ16, HQ10 kỳ hiệu Formation Two được đồng loạt kéo lên để xác nhận đã nhận tín hiệu, đồng thời cả 4 tàu điều chuyển sang đội hình hàng ngang , tất cả mũi tàu đều hướng vào đảo Quang Hòa. Và ngay lập tức từ PRC25 lệnh bắn được phát ra ,các chiến hạm đồng loạt khai hỏa (xem phóng đồ 2 lúc 10h20’).
      Sau đây tôi xin phép được đưa ra những cái sai trong bài hồi ký của Hạm trưởng Lê Văn Thự.
      Đêm 18 rạng 19/1 không có chuyện ông Thự cho đổ bộ toán người nhái lên đảo Quang Hòa, không có chuyện một Thiếu úy người nhái bị bắn chết khi đổ bộ lên đảo. Đêm ấy cả 3 chiến hạm HQ16, HQ5 và HQ4 đều thả trôi ở đảo Hoàng Sa, đêm đó toán người nhái ở trên HQ5. Đến sáng hôm sau 6h30 toàn bộ người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hòa từ HQ5.
      Lệnh làm tối chiến hạm được ban ra từ HQ5 (chế độ ZEBRA) sau đó bị 2 tàu địch 271 và 274 phá rối liên tục, cố tình tiếp cận đội hình tàu ta. HQ4 đang trong nhiệm sở tác chiến, tôi và Trung sĩ nhất Giám lộ Khiết phải liên tục nhận những tín hiệu bằng đèn từ tàu địch. Khi hai tàu địch đến quá gần HQ4, Hạm trưởng San ra lệnh kéo còi hơi và sử dụng đèn hồ quang trên nóc Đài chỉ huy rọi thẳng vào đội hình tàu địch. Ánh sáng đèn hồ quang sáng lóe rọi vào tàu địch. Chúng tôi thấy rõ từng người ,tay che mặt di chuyển trên mặt boong tàu địch. Khi đó tàu địch mới chịu di chuyển về hướng Đông Bắc, tình hình tạm thời yên tĩnh. Đến hơn 22 giờ đêm HQ10 mới nhập vùng. Một mình  HQ16 không thể tách khỏi đội hình nếu không có lệnh của Đại tá Ngạc .Vào thời điểm đó tôi vừa trực phiên hải hành vừa trực nhiệm sở tác chiến nên có mặt trực tiếp trên Đài Chỉ Huy, mọi động tĩnh của HQ16 đều thể hiện trên màn hình Radar HQ4 , HQ5 và tàu địch cũng có Radar để theo dõi tàu ta. Hạm trưởng Thự nên nhớ buổi chiều là ba tàu còn bị tàu địch chặn đầu không tiến lên được thì huống hồ chỉ có HQ 16 ông không thể tự ý nếu không có lệnh của Đại tá Ngạc và không có lệnh nào của Đại tá Ngạc chỉ thị cho ông đến đảo Quang Hòa trong đêm đó. Và đêm đó hệ thống liên lạc âm thoại trên Đài Chỉ Huy HQ4 đều biết hết, không thể sai được. Lệnh hành quân ngày hôm sau chỉ nhận vào nửa đêm 18 rạng sáng ngày 19 tháng 1.
      Trong ngày hành quân 19/1 HQ 16, HQ 10 do Hạm Trưởng (HT) Thự chỉ huy di chuyển một hướng từ Hoàng Sa đến Quang Hòa, chứ không phải như ông Thự vẽ HQ 10 tiến theo hướng của HQ4 và HQ5 (ông Thự nên nhớ HQ10 chỉ còn một giò, mà một giò còn lại rất yếu ớt không thể đi dài và nhanh như ông Thự sáng tác!!!).
      Ngày xảy ra trận đánh HT Thự viết sự việc xảy ra ở đâu chứ không phải trận Hoàng Sa. Có lẽ HT Thự viết ra trong trí tưởng tượng. Mọi hoạt động của HQ16 mà HT Thự viết tôi không có ý kiến vì tôi không có ở trên đó để biết, để nghe, để thấy nên cố dựa cột mà nghe nhưng tôi thấy HT Thự  quá phóng đại. Khi lệnh bắn được ban ra gần như các chiến hạm đều di chuyển với tốc độ tối đa mà mình có để tránh tầm tác xạ của pháo tàu địch (xin xem phỏng đồ 3). Phải di chuyển thật khôn ngoan, hải chiến chứ không phải dạo chơi ngắm cảnh xem hoa. Phân đội I gồm HQ4 và HQ5 đối  đầu khốc liệt  với hai tàu 271 và 274 (lúc bây giờ địch đoán HQ4 là Soái Hạm nên HQ4 được chăm sóc rất kỹ). Khi lệnh bắn được HT San ban ra tất cả các khẩu súng đều được nhắm thẳng vào tàu địch và khai hỏa. 10 phút đầu tiên trong trận hải chiến này HQ4 phải chịu đựng hỏa lực tấn công ác liệt của hai tàu địch, trong lúc đó HQ 5 quay ngược về bên trái nên không chịu ảnh hưởng nhiều của pháo tàu địch. Hai tàu 271 và 274 khi nằm bên phải khi nằm bên trái HQ4. HQ4 và hai tàu địch đan xen lẫn nhau nên HQ4 phải tả xung hữu đột, khôn khéo mới tránh được hàng loạt đạn của tàu địch.  Địch cố bám theo HQ4 để tiêu diệt nhưng bị HQ 5 chặn đầu  nã cho những đòn chí tử, rồi HQ4 quay lại cùng HQ5 đối đầu trực diện với địch. Ngay khi ấy một chiếc tàu địch bị trúng đạn nổ kinh hoàng và bốc cháy, thủy thủ phải nhảy ùm xuống biển (Hạ sĩ Giám lộ Phấn đứng trên sân cờ tận mắt chứng kiến - Hiện nay anh đang sinh sống tại Thủ Thừa-Long An), chiếc còn lại lãnh hàng loạt đạn phải cắm mũi lủi vào bờ đảo Quang Hòa.
      Gần đây trên diễn đàn nơi hải ngoại có những thông tin tranh luận về viên đạn ác nghiệt 127 ly từ HQ5 bắn ra nằm trong hầm máy HQ16. Phần đông những người suy đoán là những người không trực tiếp tham gia Hạm Trưởng HQ5 Phạm Trọng Quỳnh giữ thái độ im lặng không tranh cãi, còn những chiến sĩ trực tiếp bắn ra viên đạn ác nghiệt ấy đã hy sinh trong trận chiến khi chặn đầu 2 tàu địch để giải tỏa áp lực cho HQ4. Tôi người lính trực tiếp trên Đài Chỉ Huy HQ 4 nhưng lúc bấy giờ nhiệm vụ xác định tàu hay nhận tín hiệu từ tàu địch không còn. Khi nghe nhân viên quan sát trên nóc đài chỉ huy báo cáo  có 2 tàu địch đang bám theo ta (HQ 4) gây sự hiếu kỳ của tôi, tôi bước vội ra hành lang bên trái Đài Chỉ Huy nhìn ra phía sau tôi thấy 2 tàu địch song song đuổi bám theo HQ4. Khẩu đại bác 76 ly 2 phía sau do Hạm phó (Thiếu tá Nguyễn Thành Sắc chỉ huy) và hai khẩu pháo 20 ly nơi sân giữa sau đài chỉ huy tác xạ ác liệt vào tàu địch. Khẩu đại bác 76.2 phía trước không còn mục tiêu nên im lặng.  Bỗng từ bên phải  HQ4, HQ5 cắt lái HQ4 đâm thẳng vào 2 tàu địch. Khối cầu lửa từ họng đại bác 127ly trước mũi cùng 2 đại bác 40 ly bên phải và trái nhả đạn vào tàu địch .Tôi tận mắt chứng kiến thấy pháo bắn dữ dội. Những viên đạn đen thui bay tới tấp vào hướng tàu địch, phía xa tàu HQ16 , HQ10 đang quần thảo với tàu địch. Giữa những âm thanh hỗn độn, khói thuốc súng phà vào mặt mũi , tôi quay vào Đài Chỉ Huy để nghe máy bộ đàm nội bộ, những báo cáo thương vong liên tục dội lên đài chỉ huy. Rồi tôi lại nghe báo cáo từ nóc Đài Chỉ Huy  tàu địch trúng đạn, nổ và bốc cháy. Vì hiếu kỳ tôi lại vọt ra hành lang trái nhìn phía sau nhưng không thấy gì hết quay vào Đài Chỉ Huy hỏi đâu đâu? Trung sĩ nhất Vận chuyển Ngọc đang lái tàu ngước mắt lên hướng 10h nói “Đó đó”, quay về hướng 10h thì tận mắt chứng kiến chiếc bên trái bốc lửa cháy dữ dội và chiếc bên phải trúng đạn phải quay mũi sang trái chạy vào đảo Quang Hòa. Đó là những gì tôi tận mắt chứng kiến Hạ sĩ Giám lộ Phấn đứng lên sân cờ còn khẳng định thấy thủy thủ trên tàu bốc cháy nhảy xuống biển. Điều đó chứng tỏ HQ4 và HQ5 đối đầu trực tiếp với tàu địch chứ như không phải lời ong tiếng ve nói HQ4 và HQ5 ngay từ đầu đã rời vị trí chiến đấu và còn nói HQ4 báo cáo đại bác 76ly2 trước mũi trở ngại tác xa và xin rút lui ??? . Mới vừa qua tôi đã trực tiếp nói chuyện với Thượng sĩ Trọng pháo Thành – Xạ thủ khẩu độ 76 ly2 trước mũi (đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh). Anh nói làm gì có trở ngại tác xạ, chỉ có phần điện (goi là điện pháo) bị trở ngại xoay  trở chậm hơn bình thường ,còn khi không thấy mục tiên tàu địch trong tầm tác xạ của mình thì điên sao mà bắn cho tốn đạn. Chính ở vị trí đối đầu đó khẩu đại bác 127 ly trước mũi HQ5 trúng đạn đại bác địch, tất cả đều hy sinh anh dũng và cũng chính trong khoảnh khắc đó một viên đạn 127 ly vô tình vượt qua tàu địch đi hết tầm đạn chui vào hầm máy HQ16 và nằm đó cho đến khi trận chiến kết thúc. Tôi là người chứng kiến nên tôi phải kể ra sự thật những gì mắt thấy tai nghe để giải tỏa nỗi niềm u uất của thủy thủ đoàn HQ5 mà trên đó có Tư lệnh Đại tá Hà Văn Ngạc và Hạm trưởng Phạm Trọng Quỳnh, Hạm phó Nguyễn Tường.  
      Trận hải chiến đã xảy ra chỉ còn hơn tháng nữa là tròn 41 năm. Bao năm trải qua nhưng trong ký ức của tôi vẫn luôn hiển hiện. Vừa qua, bằng tất cả nghị lực của bản thân, một sức khỏe còm cõi của ông già sắp tròn 70 tuổi, với sự tài trợ của nhịp cầu Hoàng Sa – Trường Sa tôi cố gắng đi thăm một số anh em trên Khu trục hạm Trần Khánh Dư còn sinh sống rải rác trên mảnh đất thân yêu hình chữ S. Có người ở Tp.Hồ Chí Minh, ở Thủ Thừa (Long An), ở Liên Hương (Bình Thuận), Cam Ranh, rồi Lâm Đồng và ở tận Phong Điền, Huế xa xôi. Tôi đến thăm gia đình cố trung úy Đinh Ngọc Doanh (hy sinh ở đảo Gạc Ma - Trường Sa, ngày 14/3/1988) hiện đang sinh sống tại Cam Ranh. Một số đã ly hương nơi đất khách quê người, một số đã hóa ra người thiên cổ, số còn lại đã yếu đuối và nhiều bệnh tật nhưng nhắc đến trận Hải chiến Hoàng Sa thì dường như mọi ánh mắt đều sáng lên và ký ức lại cuồn cuộn hiện về. Tuy nhiên tùy vị trí và nhiệm vụ được phân công trên tàu phần đông anh em còn sống không nhớ nhiều nhưng rất hãnh diện vì đã tham gia bảo vệ Tổ quốc Việt Nam của mình. Riêng tôi những hình ảnh, âm thanh của trận hải chiến đã qua luôn hiện ra trước mắt tôi như những thước phim quay chậm không bao giờ phai mờ.



      Comments Off

      Giàn nửa chìm hình trụ "Hy Vọng 7" và những lời đe dọa từ trang Hoàn Cầu Quân Sự


      .


      Tiếp theo bản tin ngày 15/01/2015 về giàn Hy Vọng 7,hôm qua ngày 19/01/2015 Hoàn Cầu Quân Sự lại tiếp tục nói về giàn Hy Vọng 7 với đầu đề :Việt Nam điên cuồng trước tin Trung Quốc lần đầu tiên đã xây dựng được một tiểu khu sinh hoạt trên biển đầu tiên trên thế giới ( 越南都要急疯了:中国建造世界第一座海上小区).Trong bài báo này,họ nói rõ hơn về quá trình tạo nên Hy Vọng 7 ,nhất là TQ đã lợi dụng vào lúc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007-2008 ,Sevan Marine gặp khó khăn trong việc thực hiện dự án Sevan 300,TQ đã ra tay ,mua lại ,cùng cải biến để có cái Hy Vọng 07 ngày hôm nay.Chúng ta nhớ lại rằng,cũng chính vào những năm đó ,TQ cũng đã mua lại từ Friede Goldman để có cái giàn HYSY 981 ...Cả hai thiết kế .môt từ Sevan Na Uy và một từ F Goldman Hoa Kỳ là những thiết kế tối tân nhất hoàn cầu cho thế kỷ 21 ,sử dụng hệ định vị DP3 là mức cao nhất trong các định vị động học ...Dựa trên các thiết kế này,các nhà cung cấp các thiết bị có dịp "làm bàn",trong đó đi đầu là tập đoàn ABB cho ra lò những thiết bị mới nhất,tốt nhất và học có dịp trổ tài với chân vịt lái thruster nhãn hiệu Azipod độc quyền của họ...Một cuộc thi thố tài năng công nghệ toàn cầu với dã tâm đen tối của bành trướng phương Bắc đã ,đang và sẽ đổ ụp xuống biển Đông chúng ta ...

      Ngày 11/01/2015 ,các phương tiện truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin Xưởng Nantong Cosco đã cho đi thử đường dài một giàn phục vụ sinh hoạt ngoài khơi kiểu nửa chìm nhưng có hình dáng đặc biệt,đó là hình trụ  với tên gọi là “Hy Vọng 07” .Chúng ta thử phân tích xem chiếc giàn này có những gì đặc biệt
      Giàn nửa chìm thông thường 

      Giàn nửa chìm hình trụ
      1-Tại sao lại làm giàn hình trụ ?
      Như ta đều biết, những giàn nửa chìm thông thường có hai phần : pông tông  ngâm nước và phần nổi trên mặt nước.Hai phần đó được nối với nhau bằng những cột chống.Trên phần nổi trên mặt nước,ta lắp đặt các thiết bị khoan khai thác dầu như trên các tàu khoan hay các thiết bị xử lý chế biến như trên các FPSO (  (floating production, storage, and offloading system - hệ thống nổi chế biến, lưu trữ, và dỡ hàng).Cũng là giàn nửa chìm nhưng nay trông nó thật đơn giản,chỉ gồm một ống hình trụ ,và giàn nửa chìm đó có thể là tàu khoan,FPSO hay cả giàn phục vụ sinh hoạt.   Thoạt đọc qua bài báo trên “Hoàn Cầu Quân Sự”,ta có thể nhầm tưởng rằng kiểu thiết kế giàn hình trụ tròn là phát minh của nhà máy Nantong Cosco Trung Quốc.Trên thực tế không phải như vậy .Đó là sáng kiến của Công ty Sevan Marine có trụ sở tại Arendal Na Uy ,một đơn vị chuyên chế tạo và khai thác các giàn khoan có hình trụ . So với các giàn nửa chìm thông thường,giàn hình trụ này có những ưu điểm :
      -Có tính độc lập với các định hướng của môi trường .Giàn trụ đáp ứng một cách độc lập với hướng gió , hướng sóng và dòng chảy và có thể chọn lựa tối ưu hướng thich hợp .Tình trạng gió tạo sóng theo các hướng khác nhau không ảnh hưởng tới hoạt động của giàn vì các dao động lắc ngang và chúi dọc rất nhỏ .Cho nên không cần tốn công suất để điều hóa các dao động và tiêu thụ công suất trong trường hợp sóng và dòng theo hai hướng khá nhỏ
      -Khả năng chịu tải trọng trên boong khá cao .Do dự trữ lượng chiếm nước và ổn định khá lớn của giàn hình trụ ,nên các tải trọng chịu được trên boong có thể lên tới 15.000 tấn .Khả năng dự trữ lớn nên giảm đáng kể công tác cung cấp thêm tức là giảm giá thành logistic

      -Chế tạo đơn giản.Do hình trụ giản đơn nên có thể đóng giàn theo phương pháp truyền thống tức là lắp ráp từ các phân tổng đoạn với những mô đun lớn là những nhát cắt thân trụ của giàn .Phần dưới có thể lắp ngay trên đà tàu hay ụ khô,sà lan nổi

      Comments Off

      Mô hình nào cho một Bảo Tàng Hàng Hải Việt Nam ?


      .


      Bài đăng trên Tuổi Trẻ cuối tuần 18/01/2015 và bản thảo ban đầu 
      MÔ HÌNH NÀO CHO MỘT BẢO TÀNG HÀNG HẢI VIỆT NAM ?
      Thật vô cùng thiếu sót ,là một quốc gia biển mà cho tới nay chúng ta chưa có một bảo tàng hàng hải đúng nghĩa…Ý kiến này đã được nhiều nhà nghiên cứu nêu ra như tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn từ Đà Nẵng hay các nhà dân tộc học như Đặng Nghiêm Vạn,Ngô Đức Thịnh,Nguyễn Duy Thiệu …từ Hà Nội.Không chỉ có giới nghiên cứu trong nước,nhiều các nhà dân tộc học nước ngoài đã nêu ra vấn đề này,trong đó đáng chú y nhất là hai người Mỹ “mê thuyền Việt” –như chữ của báo Tuổi Trẻ đã viết về những người bạn này trên số báo 1/10/2005 .Trong một bức thư gần đây,Ken Preston viết  :” Tôi nghĩ đã tới lúc phải có một Bảo tàng Hàng hải Quốc gia của Việt Nam,có thể giống như Bảo tàng Mystic tại Mỹ nhưng toàn bộ chỉ nói về lịch sử hàng hải Việt Nam .Tôi hình dung ra trên mặt nước sẽ trưng bày sống động các thuyền buồm và thuyền chèo đủ mọi cỡ loại ,có một xưởng đóng thuyền theo kiểu truyền thống đang hoạt động …Tất cả để cho người Việt Nam có thể tự hào về nó và những người ngoại quốc có thể học tập từ đó “
      1/Mô hình nào cho một bảo tàng hàng hải ?
      Mặc dù chưa có một bảo tàng hàng hải hoàn chỉnh nhưng rải rác trên khắp đất nước ta có những bảo tàng với “yếu tố hàng hải” như Bảo tàng Hải quân Hải Phòng,Bảo tàng Sinh vật biển của Viện Hải dương học Nha Trang,bảo tàng của các lãnh tụ có cuộc đời hoạt động gắn với  tàu thuyền như Bảo tàng Hồ Chí Minh,Tôn Đức Thắng ,kho đồ cổ từ các cuộc khai quật dưới nước của Bảo tàng Lịch sử,bảo tàng Cù Lao Chàm,bảo tàng Quang Trung huyện Tây Sơn Bình Định,bảo tàng trận Rạch Gầm-Xoài Mút Mỹ Tho,bảo tàng tư nhân tại Phú Quốc,nhà trưng bày tại Hội An…Trên thế giới,theo thống kê hiện nay có khoảng vài nghìn bảo tàng hàng hải và người ta vẫn tiếp tục xây mới các bảo tàng chuyên đề này.Ví như Trung Quốc ,ngoài bảo tàng thuyền nổi tiếng tại Tuyền Châu,một hệ thống các bảo tàng chuyên đề về Trịnh Hòa, bảo tàng hải quân Thanh Đảo,bảo tàng trên hai mẫu hạm to lớn mua lại của Nga tại Thiên Tân và Thâm Quyến ,người ta vừa hoàn chỉnh Bảo tàng Hàng hải Quốc gia khổng lồ tại Thượng Hải ,trong khi Thiên Tân lại đang có dự án bảo tàng hàng hải lớn hơn nhằm cổ vũ “tinh thần biển” cho một nước Trung Hoa đang bành trướng trên đại dương !Về mặt tổ chức,các bảo tàng hết sức đa dạng .Có thể đó là nơi lưu trữ bản gốc của các di vật hàng hải ,các bản vẽ,hải đồ,các chi tiết của con tàu ,những cuốn sách cổ …như bảo tàng Greenwich Luân Đôn dẫn đầu với trên 2 triệu hiện vật.Có bảo tàng lấy trung tâm  là một hay nhiều con tàu cổ đi kèm theo nơi lưu trữ các di vật hàng hải.Nhưng phổ biến nhất hiện nay là những bảo tàng “sống” ,giúp cho khách tham quan sống thật với môi trường hàng hải lịch sử,với những chiếc thuyền buồm cổ xưa ,được “tương tác” qua các thiết bị công nghệ số hay các vật thật để trải nghiệm bão tố ,đọc các tấm hải đồ,cùng say sóng với con tàu …bên cạnh việc xem các hiện vật ,nghe lời thuyết minh có thể đôi lúc thấy nhàm chán .Bảo tàng Mystic bên bờ Đại Tây Dương mà Ken nêu ra là một ví dụ cho một bảo tàng “sống” như vậy ,với các con tàu cột buồm cao vút thuộc nhiều thời đại dẫn dắt khách tham quan trở về “Kỷ nguyên Vàng của Buồm”,khi các cánh buồm nó gió tung bay khắp các đại dương.Giản dị hơn Mystic là bảo tàng hàng hải của San Francisco ,dựa trên nền tảng của một cảng cá xưa cũ nay không còn sử dụng.Tòa nhà lớn dùng để lưu trữ  các hiện vật,giống như mọi bảo tàng hàng hải khác .Dọc theo đường ra cầu tàu là một loạt hàng quán bán lưu niệm,các cửa hàng ăn uống mang phong cách biển ,trang trí các cờ đen của hải tặc ,những “Đảo dấu vàng” theo tiểu thuyết của nhà văn Stevenson hay “Robinson” một mình trên hoang đảo.Khi sắp tới bến tàu là một xưởng đóng thuyền hoàn toàn theo phong cách cổ xưa với các cách ghép gỗ,bào mộng thủ công .Bên cạnh các cọc buộc thuyền là những cột thi đố buộc các nút dây quen thuộc dùng trong hàng hải như nút dẹt,nút thuyền chài…Và những con thuyền đón khách là các con thuyền lịch sử quen thuộc với người dân ven bờ Thái Bình Dương để đánh bắt cá tới tận Alaska hay đưa các di dân tới vùng Tây nước Mỹ này trong các cơn sốt đào vàng vào năm 49 của thế kỷ 19.  


      Hình 1-Dựng buồm trên chiếc mảng Sầm Sơn để thực hiện chuyến viễn du 5500 dặm vượt Thái Bình Dương sang Mỹ năm 1993[1].Giúp cho nhà du lịch Tim Severin chỉ huy công việc này là Nick Burningham (râu quai nón,đứng dưới cột buồm),một chuyên gia về tàu thuyền cổ đến từ Úc.Sau chuyến làm mảng Sầm Sơn,Nick làm cố vấn cho bảo tàng thuyền Tuyền Châu Trung Quốc

      2/Một hội thảo mini tại Hội An    
      Mong mỏi của Ken về một bảo tàng hàng hải đã dẫn tới một cuộc hội thảo mini tại Hội An vào trung tuần tháng Chạp vừa rồi.Biết tin Ken đang rong ruổi xe máy từ Trà Cổ tiến dần về miền Trung, Đỗ Nguyên Ái mê thuyền buồm từ Sài Gòn đề nghị anh em kéo ra Hội An đón Ken .Cuộc gặp mặt có dân ghe thuyền Hội An,những người chơi thuyền từ Đà Nẵng,có Trung tâm Bảo tồn Di sản ,có cả giàng viên và sinh viên Khoa Đóng tàu từ Đại học Đà Nẵng và được tổ chức tại hội trường Đại học Phan Châu Trinh .Vượt chặng đường từ Huế vào bằng chiếc xe máy LiFan Trung Quốc,Ken kể lại anh vừa trọ tại nhà một cựu chiến bình năm 1971 đã chiến đấu tại vùng Biên Hòa.Đó cũng là năm Ken được đưa tới Biên Hòa ,và ở tại đó hai năm .Hiện nay,anh sống tại đảo Bainbridge ,cách trung tâm Seattle –thành phố quen thuộc với chúng ta nhờ đó là trung tâm của hãng máy bay Boeing và phần mềm Microsoft-bằng một chuyến tàu phà kéo dài hơn một giờ.Từ hơn mười năm nay,anh thường xuyên đi du lịch Việt Nam và hai nước láng giềng ,mọi việc được ghi chép trên blog “Thuyền và Cơm”  (boatsandrice) và những cuốn sách ảnh tỉ mỉ về các con thuyền dọc theo bờ biển nước ta.Đến nay,người nước ngoài tìm hiểu văn hóa và sinh sống trên đất nước ta đã là chuyện bình thường,tới nhóm  nhạc “Ngũ cung và cây đàn đá “ cũng có một “ông Tây” là David Peyen ,nhưng gần hai chục năm trước,một kẻ “lạ mặt”,rây ria xồm xoàm ,phóng xe máy tới các làng chài,giương máy ảnh ,nhẩy lên chèo thuyền thúng là một hành động “đáng ngờ” với nhiều cơ quan chức năng.Ken còn là người biên tập bản tiếng Anh của cuốn sách “Thuyền buồm ở Đông Dương” ,một cuốn sách kinh điển về tàuthuyền Việt Nam do một ông Chánh Kiểm ngư người Pháp ,tên là J.B.Pietri ,xuất thân từ một hoa tiêu trên sông Sài Gòn ,đã xuất bản vào năm 1943[2].Công việc của Ken tiếp nối người đi trước của anh,ông John Doney người khởi xướng lập một “Quỹ Di sản Thuyền bè Việt Nam” .John Doney đã mất vào năm 2009 do một tai nạn xe hơi ,nhưng những hiện vật mà ông đem về từ Việt Nam như những chiếc thúng chài,chiếc “nốc” Huế được “khâu” từ năm tấm ván vẫn được lưu giữ tại một Trung tâm ở Cảng Townsend phía Tây Bắc của Seattle.


      Hình 2-Ken Preston giữa những ngư dân miền Trung .Anh đến với họ bằng chiếc xe máy và một nụ cười ,cùng “năm trăm từ tiếng Việt” mà anh thú nhận .Nhưng thực ra ,anh biết hơn nhiều !

      3/Những bước đi thực tế ?               
                Đề xuất xây dựng mới một bảo tàng,chắc chắn gặp phải nhiều ý kiến lo ngại.Chẳng phải chúng ta đã có Bảo tàng Hà Nội khổng lồ mà chẳng biết bày cái gì hay hệ thống bảo tàng của chúng ta hiện nay công suất sử dụng rất thấp ,trừ một vài bảo tàng đã mạnh dạn đổi mới như bảo tàng dân tộc học,bảo tàng Phụ nữ Hà nội…Về mặt quan điểm,chúng ta cần làm cho toàn xã hội thấy sự cần thiết phải có bảo tàng hàng hải nhằm nâng cao “tinh thần biển” của toàn dân tộc nhưng có lẽ cần có những bước đi hết sức thiết thực
                Trước hết,các bảo tàng có gắn với hàng hải ,các cơ quan ,công ty hàng hải cần cố gằng lưu giữ những gì còn lại như Bảo tàng Hải quân giữ con tàu không số nguyên vẹn còn sót lại hay những mảnh  còn đắm chìm tại Cà Mâu,Vũng Rô,Bảo tàng lịch sử với con tàu tăng-kích 174 còn nằm gửi tại Ninh Bình …Thật đáng  tiếc,khi tìm hiểu về các chuyến tàu Bắc Nam ngày thống nhất,chúng tôi điện hỏi đại phó Nguyễn Bá Trí đã về hưu tại Thanh Hóa ,anh cũng không biết Công ty đã vứt cuốn Nhật ký của tàu Thông Nhất vào lúc nào !
                Việc nghiên cứu lịch sử hàng hải dân tộc hiện nay có thể nói chưa đáng là bao.Nếu chỉ một đường thêu của chiếc váy Mường đã là đề tài cho nhà dân tộc học Nguyễn Đổng Chi theo đuổi trong nhiều năm thì biết bao chi tiết hàng hải từ con mắt thuyền,chiếc “ngà”,chiếc “mõ” ,bao nhiêu loại thuyền …xứng đáng để chúng ta ghi chép,nghiên cứu,đối chiếu với các dân tộc khác ,để tạo nên một đội ngũ các nhà dân tộc học hàng hải thời hiện đại.Trong cuộc hội thảo mini tại Hội An vừa rồi,giảng viên Nguyễn Tiến Thừa từ Đại học Đà Nẵng đã có đề xuất khá hay “Trong khi chúng ta chưa đóng lại các con thuyền cổ xưa thì việc vẽ lại theo lời kể,theo một số vật mẫu còn sót lại ,theo một số con thuyền còn đang dùng , bằng các công cụ thiết kế tàu với các bản vẽ tuyến hình,kết cấu …bằng các phần mềm hiện đại là cần  thiết để tạo ra một thư viện “ảo”là hết sức cần thiết để chúng ta có thể chế tạo lại khi có điều kiện “Và nhóm thày trò này đã bắt tay vào một việc đầu tiên :vẽ lại chiếc ghe nang trước khi chiếc ghe này được đưa về bảo tàng Cù Lao Chàm .
                Cuối cùng thì việc chọn địa điểm cho một bảo tàng hàng hải cũng phải đặt ra .Một bến cảng xưa cũ không còn sử dụng ư ? Trên đất nước ta thiếu gì những cảng cá đầu tư vài chục tỷ đồng không sử dụng được,nhưng lại ở xa các khu dân cư còn khu vực nhà máy Ba Son hay khu Tân Cảng đã giải tỏa ở vào nơi đô thị sầm uất  ,rất thích hợp cho một quần thể “Công viên Hàng hải “ có ích cho cộng đồng nhưng lại đã có chủ với những dự án đô thị hấp dẫn.Vậy chúng ta trông chờ vào những dự án bến cảng du thuyền,các marina mà các ông chủ đang cho mọc lên dọc ven biển,ven cửa sông lớn . Vào một ngày đẹp trời nào đó,các đại gia không chỉ ngắm nhìn các mô hình thuyền buồm hay bức tranh buồm no gió trong phòng khách sang trọng với dòng chữ “Nhất phàn phong thuận”phù hộ cho làm ăn khấm khá như thuyền được gió mà gắn các công trình bến cảng này với một bảo tàng hàng hải ?Còn đầu tư hoàn toàn bằng ngân quỹ quốc gia –mong ước là như vậy- có lẽ cũng khá khó khăn khi tiền của đã đổ nhiều xuống sông xuống biển theo các dự án Vinashin,Vinalines trong khi yêu cầu nâng cao “tinh thần biển” cho dân tộc luôn là một yêu cầu cấp bách .




      [1]Xem “Be tre Việt Nam du ký vượt 5500 dặm Thái Bình Dương” bản dịch tiếng Việt của Đỗ Thái Bình và Vũ Diệu Linh từ cuốn du ký của Tim Severin ,XB Trẻ ấn hành 2014
      [2] Cuốn sách “Voiliers d’Indochine” do J.B Pietri vẽ và viết ,nhà xuất bản SILI tại Sài Gòn ấn hành năm 1943 và 1949.Bản tiếng Việt do Đỗ Thái Bình thực hiện từ bản tiếng Pháp và tiếng Anh,XB Trẻ ấn hành dự kiến ra mắt 03/2015